Xoa bóp bấm huyệt phục hồi chức năng vận động ở trẻ bại não

Xoa bóp bấm huyệt phục hồi chức năng vận động ở trẻ bại não

Xoa bóp bấm huyệt phục hồi chức năng vận động ở trẻ bại não nếu được thực hành thường xuyên trên bệnh nhân sẽ đem lại hướng kết quả tốt. Hãy cùng CMP tìm hiểu về phương pháp xoa bóp bấm huyệt phục hồi chức năng vận động ở trẻ bại não chuẩn y khoa nhé !

I, Bại não (chậm phát triển trí tuệ) ở trẻ là gì ? 

Bại não (Cerebral Palsy) là một tình trạng trong đó não bị tổn thương một phần hoặc nhiều phần, dẫn đến sự phát triển chậm và rối loạn vận động.

Tình trạng này ảnh hưởng đến thính giác, thị giác và gây mất kiểm soát tứ chi của trẻ, thậm chí có thể dẫn đến tê liệt toàn thân. Phần lớn các tổn thương do bại não gây ra không thể khắc phục hoàn toàn, tạo ra áp lực lớn cho người bệnh và trở thành gánh nặng kinh tế cho gia đình.

Xoa bóp bấm huyệt phục hồi chức năng vận động ở trẻ bại não
Xoa bóp bấm huyệt phục hồi chức năng vận động ở trẻ bại não

Tỷ lệ trẻ mắc bại não khá cao, chiếm khoảng 0.1 – 0.2 % trẻ sơ sinh. Nam giới có nguy cơ mắc bệnh này cao hơn nữ giới, với tỷ lệ cao gấp 1.35 lần.

Theo y học cổ truyền, các biểu hiện của bệnh như yếu liệt và chậm phát triển trí tuệ được xem như “chứng nuy”, “chứng ngũ trì” và “chứng ngũ nhuyễn”. Não là bể của tủy và có mối liên hệ mật thiết với Thận.

Khi Thận tinh không đủ, không cung cấp đủ dưỡng chất cho cốt tủy, sẽ khiến não bị hư tổn và dẫn đến chậm phát triển trí tuệ.

II, Chỉ định và chống chỉ định xoa bóp bấm huyệt phục hồi chức năng vận động ở trẻ bại não

1, Chỉ định xoa bóp bấm huyệt phục hồi chức năng vận động ở trẻ bại não

Bại não có tổn thương trí tuệ ở các mức độ khác nhau.

Xoa bóp bấm huyệt phục hồi chức năng vận động ở trẻ bại não
Xoa bóp bấm huyệt phục hồi chức năng vận động ở trẻ bại não

2, Chống chỉ định xoa bóp bấm huyệt phục hồi chức năng vận động ở trẻ bại não

  • Người bệnh đang trong tình trạng cấp cứu.
  • Da bị tổn thương, có khối u ác tính ở vùng xoa bóp bấm huyệt.
  • Các bệnh ưa chảy máu, vùng đang chảy máu, xuất huyết dưới da.
  • Bại não kèm động kinh mà hiện tại chưa khống chế được cơn.

* Thận trọng 

  • Giai đoạn nặng của bệnh: suy tim, suy gan, suy thận; cơ thể suy kiệt nặng.
  • Người có bệnh lý di truyền về xương.
  • Người bệnh sau ăn quá no hoặc quá đói.
  • Người bệnh sốt cao, đang mắc bệnh truyền nhiễm cấp tính.

III, Xoa bóp bấm huyệt phục hồi chức năng vận động ở trẻ bại não

1, Các bước chuẩn bị 

A, Người được thực hiện 

Bác sỹ, Y sỹ được đào tạo về chuyên ngành y học cổ truyền được cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh mới được thực hiện Xoa bóp bấm huyệt phục hồi chức năng vận động ở trẻ bại não.

B, Phương tiện

  • Phòng xoa bóp bấm huyệt, giường xoa bóp bấm huyệt
  • Gối, ga trải giường
  • Bột talc
  • Cồn sát trùng
  • Xà phòng, nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay nhanh.

2, Tiến hành thủ thuật

Xoa, xát, miết, bóp, lăn các vùng đầu, mặt, cổ, vai, tay, lưng, chân.

Tư thế nằm ngửa, chọn day và bấm các huyệt sau

Kiên tỉnh (GB21) Kiên ngung (LI15) Tý nhu (LI14)
Thủ ngũ lý (LI13) Khúc trì (LI11) Thủ tam lý (LI10)
Hợp cốc (LI4) Lao cung (PC8) Phục thỏ (ST32)
Bễ quan (ST31) Dương lăng tuyền (GB34) Âm lăng tuyền (SP9)
Xung dương (ST42) Giải khê (ST41) Túc tam lý (ST36)
Ngoại quan (TE5) Chi câu (TE6) Trung đô (LR6)
Thượng cự hư (ST37) Tam âm giao (SP6)

Tư thế nằm sấp, chọn day và bấm các huyệt sau

Giáp tích C4 – C7

Giáp tích D10 – L1 – L5

Cực tuyền (HT1)

Ngoại quan (TE5)

Khúc trì (LI11)

Nội quan (PC6)

Khúc trạch (PC3)

Bát tà (Ex-UE9)

Hoàn khiêu (GB30)

Thừa sơn (BL57)

Kiên trinh (SI9)

Trật biên (BL54)

Thận du (BL23)

Cách du (BL17)

Ân môn (BL37)

Thừa cân (BL56)

Ủy trung (BL40)

Thừa phù (BL36)

Huyết hải (SP10) Âm liêm (LR11)

Tùy tình trạng bệnh lý, thể trạng của người bệnh; thầy thuốc có thể gia, giảm các huyệt phù hợp. Có thể kết hợp nhiều kỹ thuật của xoa bóp bấm huyệt trong cùng một thời điểm và kết hợp với các phương pháp điều trị khác.

Xoa bóp bấm huyệt điều trị liệt nửa người do đột quỵ não

Liệu trình điều trị

  • Xoa bóp bấm huyệt 30 – 60 phút/lần, 1 đến 2 lần/ngày, tùy thuộc vào tình trạng bệnh lý và thể trạng của người bệnh.
  • Một liệu trình điều trị từ 15 – 30 ngày, tùy theo mức độ và diễn biến của bệnh. Có thể điều trị nhiều liệu trình xoa bóp bấm huyệt điều trị liệt liệt do viêm não.

IV, Theo dõi và xử trí tai biến

1, Theo dõi

Giám sát tình trạng toàn thân và các triệu chứng kèm theo nếu có.

2, Xử trí tai biến: Choáng

Triệu chứng: Bệnh nhân cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, vã mồ hôi, mạch đập nhanh, và sắc mặt nhợt nhạt.

Xử trí: 

  • Xoa nhẹ vùng đau, giảm cường độ tác động lên vùng điều trị; có thể dừng thủ thuật nếu người bệnh quá nhạy cảm với các tác động trên cơ thể.
  • Cho người bệnh nghỉ ngơi và tiếp tục theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp.
  • Dùng thuốc hóa dược (nếu cần).

Xoa bóp bấm huyệt điều trị tâm căn suy nhược

V, Tham gia lớp học xoa bóp bấm huyệt tại CMP 

Xoa bóp bấm huyệt phục hồi chức năng vận động ở trẻ bại não là một trong những kiến thức sẽ được đào tạo tại Lớp chứng chỉ phục hồi chức năng vận động nhi của trẻ.

Tại đây, học viên sẽ được đào tạo bài bản từ lý thuyết đến thực hành, trong đó quá trình thực hành lên đến 80%, đặc biệt đảm bảo 100% tay nghề đầu ra cho sinh viên.

CMP tự tin là đơn vị đào tạo chứng chỉ xoa bóp bấm huyệt uy tín tại Hà Nội với hơn 60 khóa tốt nghiệp và hàng ngàn sinh viên đăng kí mỗi năm:

  • Thực tập lâm sàng trực tiếp trên bệnh nhân.
  • Đảm bảo 100% tay nghề đầu ra.
  • Hỗ trợ làm thủ tục đăng kí kinh doanh nếu sinh viên có nhu cầu.
  • Dạy lại miễn phí 100% nếu sinh viên quên hoặc có nhu cầu học lại.
  • Hỗ trợ việc làm 100% sau khi học xong (nếu sinh viên cần).
  • Đào tạo trọng tâm thực hành, giải đáp thắc mắc 24/7.

Ngoài xoa bóp bấm huyệt phục hồi chức năng vận động ở trẻ bại não, bạn có thể xem thêm các bài viết sau: