Xoa bóp bấm huyệt điều trị liệt nửa người do đột quỵ não

Hướng dẫn quy trình xoa bóp bấm huyệt theo Bộ Y Tế

Quy trình xoa bóp bấm huyệt theo Bộ Y Tế thống kê đã được phổ cập rộng rãi dành cho những ai đam mê và mong muốn theo đuổi chuyên ngành này. Hãy cùng CMP tìm hiểu chi tiết qua bài viết này nhé !

I, Đại cương quy trình xoa bóp bấm huyệt theo Bộ Y Tế

Xoa bóp bấm huyệt là một phương pháp điều trị trong đó người thầy thuốc sử dụng tay của mình để tác động lên da, cơ, các huyệt vị và xương khớp của bệnh nhân nhằm mục đích phòng ngừa và chữa trị bệnh.

Một vài nét cơ bản tại lớp học xoa bóp bấm huyệt điều trị viêm quanh khớp vai

Theo y học cổ truyền, xoa bóp bấm huyệt bao gồm các kỹ thuật như xoa, xát, miết, phân, hợp, véo, vỗ, phát, bóp, đấm, chặt, lăn, rung, day huyệt, ấn huyệt, bấm huyệt, điểm huyệt, vê khớp, vận động khớp và kéo giãn khớp.

Những kỹ thuật này có tác dụng thư giãn cơ, giải tỏa căng thẳng, thông kinh hoạt lạc, điều hòa dinh dưỡng và vệ khí, cũng như điều hòa chức năng của tạng phủ.

II, Chỉ định quy trình xoa bóp bấm huyệt theo Bộ Y Tế

  • Các chứng đau, các chứng liệt, các chứng bệnh nội khoa, các bệnh nhi khoa.
  • Phục hồi chức năng sau can thiệp ngoại khoa.
  • Phục hồi sức khoẻ sau lao động nặng, luyện tập thể thao, …
  • Rối loạn chức năng cơ thể: bí đái cơ năng, rối loạn thần kinh thực vật, đái dầm,.
  • Rối loạn tâm thần kinh: mất ngủ, Stress, tâm căn suy nhược, …
  • Nâng cao thể trạng.

III, Chống chỉ định quy trình xoa bóp bấm huyệt theo Bộ Y Tế

  • Người bệnh đang trong tình trạng cấp cứu.
  • Da bị tổn thương, có khối u ác tính ở vùng xoa bóp bấm huyệt.
  • Các bệnh ưa chảy máu, vùng đang chảy máu, xuất huyết dưới da.
  • Phụ nữ có thai, đa kinh.
  • Giai đoạn nặng của bệnh: suy tim, suy gan, suy thận; cơ thể suy kiệt nặng.
  • Người bệnh loãng xương nặng, người có nguy cơ gẫy xương.
  • Sau ăn quá no hoặc quá đói.
  • Người bệnh có nguy cơ chảy máu.

IV, Quy trình chuẩn bị xoa bóp bấm huyệt

4.1. Người thực hiện

– Bác sỹ, y sỹ, lương y được đào tạo chuyên ngành y học cổ truyền, được cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh.

– Bác sỹ, y sỹ, điều dưỡng, kỹ thuật viên y được cấp chứng chỉ hành nghề và có chứng chỉ xoa bóp bấm huyệt do các cơ sở đào tạo cấp theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh.

4.2. Trang thiết bị

  • Phòng điều trị hoặc phòng thủ thuật, giường điều trị hoặc giường xoa bóp bấm huyệt đảm bảo sự riêng tư cho người bệnh.
  • Gối, khăn phủ, ga trải giường, găng tay, ống nghe, dụng cụ đo huyết áp.
  • Hộp thuốc cấp cứu phản vệ.
  • Bột talc hoặc gel hoặc kem hoặc dầu xoa bóp, …
  • Xà phòng, nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn tay nhanh.
Quy trình xoa bóp bấm huyệt theo Bộ Y Tế
Quy trình xoa bóp bấm huyệt theo Bộ Y Tế

4.3. Thầy thuốc, người bệnh

– Thầy thuốc:

  • Khám và làm hồ sơ bệnh án theo quy định.
  • Tư vấn và hướng dẫn quy trình, vị trí xoa bóp bấm huyệt cho người bệnh.
  • Chọn tư thế người bệnh phù hợp để làm thủ thuật.
  • Rửa tay hoặc sát khuẩn tay theo quy định.

– Người bệnh: Hợp tác với thầy thuốc và bộc lộ vùng cần làm thủ thuật.

V, Quy trình xoa bóp bấm huyệt theo Bộ Y Tế

5.1. Thủ thuật

A, Tuân thủ nguyên tắc xoa bóp bấm huyệt

  • Từ nhẹ đến mạnh;
  • Từ chậm đến nhanh;
  • Từ nông đến sâu;
  • Từ xa đến gần.
  • Lựa chọn các thủ thuật thích hợp với từng vị trí, tình trạng bệnh lý và thể trạng của người bệnh. Có thể kết hợp thực hiện nhiều thủ pháp của xoa bóp bấm huyệt trong cùng một thời điểm và kết hợp với các phương pháp điều trị khác.

B, Thực hiện kỹ thuật tác động lên da

Xoa, xát, miết, phân, hợp, véo, vỗ, phát.

Xoa bóp bấm huyệt điều trị hội chứng thắt lưng hông

C, Thực hiện kỹ thuật tác động lên cân cơ

Day, bóp, đấm, chặt, lăn, vê, vờn.

D, Thực hiện kỹ thuật tác động lên huyệt

Day huyệt, ấn huyệt, bấm huyệt, điểm huyệt.

E, Thực hiện kỹ thuật tác động lên khớp

Vê khớp, vận động khớp, kéo giãn khớp, rung.

5.2. Liệu trình điều trị

– Xoa bóp bấm huyệt 30 – 60 phút/lần, 1 đến 2 lần/ngày, tùy thuộc vào vị trí, tình trạng bệnh lý và thể trạng của người bệnh.

– Một liệu trình điều trị từ 1 – 30 ngày, tùy theo mức độ và diễn biến của từng bệnh, có thể tiến hành 2 – 3 liệu trình liên tục hoặc điều trị liên tục đến khi bệnh hồi phục hoặc để tránh bị các thương tật thứ phát (teo cơ, cứng khớp, loét, …).

VI, Theo dõi và xử trí tai biến

6.1. Theo dõi

Toàn trạng, các triệu chứng kèm theo nếu có.

6.2. Xử trí tai biến

A, Choáng

+ Triệu chứng: Người bệnh hoa mắt, chóng mặt, vã mồ hôi, mạch nhanh, sắc mặt nhợt.

+ Xử trí:

  • Dừng xoa bóp bấm huyệt, lau mồ hôi, ủ ấm, tuỳ theo tình trạng choáng và bệnh lý kèm theo của từng người bệnh, có thể cho uống nước ấm hoặc nước đường ấm hoặc trà gừng ấm,…nằm nghỉ tại chỗ. Xử trí theo phác đồ điều trị choáng ngất.
  • Theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp.
  • Dùng thuốc hóa dược (nếu cần).

Xoa bóp bấm huyệt điều trị tâm căn suy nhược

B, Đau

+ Triệu chứng: Người bệnh đau tăng tại vùng xoa bóp bấm huyệt.

+ Xử trí:

  • Xoa nhẹ vùng đau, giảm cường độ tác động lên vùng điều trị; có thể dừng thủ thuật nếu người bệnh quá nhạy cảm với các tác động trên cơ thể.
  • Cho người bệnh nghỉ ngơi và tiếp tục theo dõi mạch, nhiệt độ, huyết áp.
  • Dùng thuốc hóa dược (nếu cần).

IV, Tham gia lớp học xoa bóp bấm huyệt tại CMP 

Quy trình xoa bóp bấm huyệt theo Bộ Y Tế là một trong những kiến thức sẽ được đào tạo tại Lớp chứng chỉ Xoa bóp bấm huyệt tại CMP.

Tại đây, học viên sẽ được đào tạo bài bản từ lý thuyết đến thực hành, trong đó quá trình thực hành lên đến 80%, đặc biệt đảm bảo 100% tay nghề đầu ra cho sinh viên.

CMP tự tin là đơn vị đào tạo chứng chỉ xoa bóp bấm huyệt uy tín tại Hà Nội với hơn 60 khóa tốt nghiệp và hàng ngàn sinh viên đăng kí mỗi năm:

  • Thực tập lâm sàng trực tiếp trên bệnh nhân.
  • Đảm bảo 100% tay nghề đầu ra.
  • Hỗ trợ làm thủ tục đăng kí kinh doanh nếu sinh viên có nhu cầu.
  • Dạy lại miễn phí 100% nếu sinh viên quên hoặc có nhu cầu học lại.
  • Hỗ trợ việc làm 100% sau khi học xong (nếu sinh viên cần).
  • Đào tạo trọng tâm thực hành, giải đáp thắc mắc 24/7.

Ngoài quy trình xoa bóp bấm huyệt theo Bộ Y Tế, bạn có thể xem thêm các bài viết sau: